NHỮNG BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP VÀ GẢI PHÁP HIỆU QUẢ

Hotline
0355 117 018
Giỏ Hàng (0SP)
NHỮNG BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP VÀ GẢI PHÁP HIỆU QUẢ
30/12/2024 09:23 AM 43 Lượt xem

    CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỀ RĂNG MIỆNG

    Vấn đề răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn tác động sâu sắc đến sức khỏe tổng thể của mỗi người. Các vấn đề thường gặp như sâu răng, viêm nướu, hay hôi miệng có thể gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, và viêm nhiễm toàn thân. Chính vì thế, việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và khám nha khoa định kỳ là yếu tố quan trọng để bảo vệ nụ cười và sức khỏe.Sau đây là một số vấn đề răng miệng thường gặp.

    1.Viêm lợi – Bệnh lý răng miệng phổ biến

    Viêm lợi chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém, khi mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng và lợi gây viêm. Hút thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ vì làm giảm khả năng phục hồi của nướu. Thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn như mang thai, dậy thì hoặc kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi. Ngoài ra, việc thiếu vitamin C cũng góp phần làm tổn thương lợi, trong khi các bệnh lý như tiểu đường hay bệnh tim cũng làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này. Một số loại thuốc có thể gây khô miệng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm lợi.

    Triệu chứng viêm lợi và cách phòng bệnh hiệu quả

    Nếu được phát hiện sớm, bệnh lý viêm lợi có thể được điều trị bằng một số kháng sinh nhẹ kết hợp với sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chống vôi răng chuyên dụng. Ngoài ra, sau khi điều trị viêm lợi, bệnh nhân cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách để làm sạch kẽ răng dưới nướu, phòng tránh vi khuẩn sinh sống và tấn công vào lợi.

    2. Sâu răng

    Sâu răng là một trong các bệnh phổ biến về răng hàm mặt. Bệnh là một tình trạng tổn thương răng do vi khuẩn tấn công, dễ nhận biết qua chấm li ti hoặc lỗ màu đen trên bề mặt răng, kèm theo cảm giác đau nhức và khó ăn nhai. Nguyên nhân chính của sâu răng là vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm lỗ sâu ngày càng lớn

    6 Dấu hiệu, biểu hiện bị sâu răng điển hình nhất

    Tuy nguy cơ mắc sâu răng tồn tại ở mọi người, trẻ em có tỷ lệ cao hơn. Vì vậy, việc phòng tránh sâu răng cần được thực hiện đúng cách bởi người lớn và khuyến khích trẻ nhỏ tuân thủ. Điều quan trọng là vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, hạn chế ăn đồ ngọt và uống nước có ga vào buổi tối. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần là cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

    3. Nha chu

    Bệnh nha chu có khả năng phá hủy các mô nâng đỡ răng, gây tiêu xương ổ răng, lệch răng và mất răng. Ngoài ra bệnh nha chu còn gây ra hôi miệng. Nha chu có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây biến chứng nghiêm trọng làm đau vùng thái dương, khó ăn uống, dẫn đến việc đau dạ dày.

    Viêm nha chu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị - Trung  tâm Y tế TP. Quy Nhơn

    Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ, đánh rằng ngày 2 -3 lần, súc miệng bằng nước súc miệng và thường xuyên bổ xung vitamin C từ các loại hoa quả để tăng sức đề kháng  cho cơ thể. Hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều đường, nhiều axit và các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

    4. Viêm tủy răng

    Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm tại mô tủy, gây đau nhức dữ dội, ê buốt khi ăn uống, và có thể dẫn đến hoại tử hoặc mất răng nếu không điều trị.Sâu răng không được điều trị sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng. Lỗ răng sâu lan ngày càng rộng và sâu xuống buồng tủy gây viêm tủy và đau nhức.

     

    Hình ảnh viêm tủy răng: Những điều bạn cần biết

    Để điều trị viêm tủy, bạn cần đến nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành chụp Xquang kiểm tra chi tiết, sau đó làm sạch chiều dài ống tủy, hàn kín ống tủy. Nếu nhẹ chỉ cần điều trị một lần, nặng hơn bạn sẽ cần đến phòng khám vài lần để điều trị triệt để.Phòng ngừa bằng vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế đồ ngọt và kiểm tra răng định kỳ.

    5. Hôi miệng

    Hôi miệng là tình trạng phổ biến, gây cản trở trong giao tiếp và khiến người mắc tự ti. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hoặc mảng bám trên lưỡi. Ngoài ra, khô miệng, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc, hoặc mắc các bệnh hệ thống như viêm xoang, tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng này.

    Cách chữa hôi miệng và phòng ngừa tình trạng hôi miệng

    Để kiểm soát hôi miệng, cần duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Bên cạnh đó, uống đủ nước để hạn chế khô miệng và khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện và xử lý kịp thời các nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu vấn đề không cải thiện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng.

    6. Lở loét miệng

    Lở loét miệng, hay viêm loét niêm mạc miệng, là tình trạng tổn thương phổ biến trên niêm mạc môi, nướu, lưỡi, hoặc họng, gây đau rát và khó chịu khi ăn uống hoặc nói chuyện. Các vết loét thường có màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi viền đỏ.Lở loét miệng thường do tổn thương vật lý, stress, thiếu dinh dưỡng (vitamin B12, sắt), nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh lý tự miễn như viêm ruột và lupus.

    Loét miệng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

    Điều trị lở loét miệng chủ yếu là giảm đau và hỗ trợ lành vết thương. Có thể sử dụng các loại gel bôi, nước súc miệng chứa chất sát khuẩn hoặc thuốc giảm đau. Trong trường hợp nặng, cần thăm khám bác sĩ để điều trị nguyên nhân cơ bản. Phòng ngừa lở loét miệng bằng cách duy trì vệ sinh răng miệng tốt, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tránh các yếu tố gây kích ứng. Tránh stress và uống đủ nước cũng góp phần giảm nguy cơ tái phát.

     

     

     

    Zalo
    Hotline
    Hotline
    0